9 sự thật Ánh sáng xanh bạn nên biết để phòng tác hại và bảo vệ mắt

mỏi mắt do ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh thường được nhắc tới là nguyên nhân gây ra hội chứng thị giác màn hình và tình trạng mất ngủ ở những người thường xuyên phải làm việc với màn hình kỹ thuật số. Liệu ánh sáng xanh có đáng lo ngại không và chúng ta cần làm gì để bảo vệ mắt?

Ánh sáng xanh là gì?

Biểu đồ bước sóng ánh sáng xanh
Hình ảnh: Ánh sáng xanh có bước sóng từ 380-500nm, nhìn thấy được và có năng lượng mạnh.

Các đặc tính cơ bản của ánh sáng xanh [1]:

  • Màu sắc: xanh lam
  • Bước sóng: 380-500nm.
  • Mức năng lượng: cao
  • Thể tự nhiên: phát ra từ mặt trời
  • Thể nhân tạo: phát ra từ màn hình kỹ thuật số (tv, máy tính, điện thoại…)

Ánh sáng mặt trời là tập hợp của các tia sáng màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và tím, trong đó tia màu xanh lam được gọi là ánh sáng xanh (Blue Light). Những ánh sáng này hoà quyện vào nhau tạo thành ánh sáng trắng, chính là màu sắc ánh sáng mặt trời.

Ánh sáng xanh có bước sóng 380-500nm, có năng lượng cao chỉ sau tia màu tím (tia cực tím), tuy nhiên ở thể tự nhiên ánh sáng xanh không gây hại cho mắt.

Ánh sáng xanh nhân tạo có tính chất và đặc điểm giống ánh sáng xanh tự nhiên, nhưng do môi trường sử dụng khiến nó gây hại cho mắt.

Ánh sáng xanh có tác dụng, lợi ích gì?

Chúng ta thường chỉ nghe thấy tác hại của ánh sáng xanh nhưng ánh sáng xanh tự nhiên thực tế rất có lợi cho sức khoẻ.

Ánh sáng xanh hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất, tạo sự tỉnh táo và đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh học ổn định (chu kỳ ngủ tự nhiên của con người):

  • Vào buổi sáng khi mặt trời lên, ánh sáng xanh truyền tín hiệu thông qua mắt tới não bộ, gửi thông điệp “trời sáng rồi, hãy thức dậy và làm việc“, giúp chúng ta tỉnh táo và năng động.
  • Vào buổi chiều tối, ánh sáng xanh dần biến mất khiến cơ thể sản xuất hoạt chất melatonin – đây là hormone tạo cảm giác buồn ngủ, giúp chúng ta ngủ đúng giờ và ngủ ngon.

Ngoài ra, trong nghiên cứu y khoa, ánh sáng xanh được dùng trong điều trị một số bệnh da liễu (liệu pháp ánh sáng), điều trị bệnh SAD (rối loạn cảm xúc theo mùa).

Tác hại của ánh sáng xanh

Mặc dù lượng ánh sáng xanh từ màn hình phát ra chỉ bằng một phần nhỏ so với mặt trời, nhưng do mắt tiếp xúc với màn hình kỹ thuật số ở cự ly gần và liên tục trong thời gian dài, nên điều này gây hại cho mắt.

Một trong những bệnh thường gặp nhất do ánh sáng xanh gây ra là hội chứng thị giác màn hình [2](mỏi mắt kỹ thuật số), chứng này phổ biến đến nỗi giới y khoa gọi nó là “hội chứng văn phòng”, vì hầu hết giới nhân viên văn phòng đều mắc phải. Các biểu hiện bao gồm:

Hội chứng thị giác màn hình có thể gây ra các biến chứng:

Ở mức độ nặng hơn, ánh sáng xanh có thể tác động tới điểm vàng, tiêu diệt các tế bào thị giác, đặc biệt tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE. (RPE là tế bào cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thị giác, hấp thụ ánh sáng dư thừa, đào thải chất độc ở võng mạc, RPE suy yếu là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá điểm vàng)[3].

Theo nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn vì mắt hấp thụ nhiều ánh sáng xanh từ các thiết bị kỹ thuật số.

Vì sao ánh sáng xanh làm bạn mất ngủ?

Như chúng ta đã biết, ánh sáng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh học (chu kỳ giấc ngủ tự nhiên).

Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng máy tính, điện thoại vào buổi tối, ánh sáng xanh sẽ gửi tín hiệu tới não bộ, khiến não bộ lầm tưởng rằng “đang là ban ngày” và thúc cơ thể tiếp tục tỉnh táo để làm việc.

Hơn nữa, ánh sáng xanh ức chế hoạt chất melatonin – là hormone tạo cảm giác buồn ngủ. Đây là lý do tại sao bạn cảm thấy “tỉnh như sáo” dù đã nửa đêm[5].

Nguyên tắc phòng ngừa tác hại ánh sáng xanh

Phòng ngừa tác hại ánh sáng xanh tuân thủ theo ba nguyên tắc là:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh
  • Chống tiếp xúc với ánh sáng xanh bằng cách sử dụng kính chống ánh sáng xanh, hoặc bộ lọc ánh sáng xanh
  • Tập thói quen tốt cho mắt nhằm nâng cao sức khoẻ mắt

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng thiết bị kỹ thuật số nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình hơn 90%.

Các tốt nhất để phòng ngừa tác hại của ánh sáng xanh là hạn chế tối đa thời gian sử dụng các thiết bị kỹ thuật số như tv, máy tính và điện thoại.

Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không nên sử dụng thiết bị kỹ thuật số ít nhất 2 giờ trước khi ngủ.

Sử dụng kính chống ánh sáng xanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng kính chống ánh sáng xanh giúp ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh [4]. Các triệu chứng mỏi mắt, nhìn mờ và mất ngủ được cải thiện sau thời gian ngắn sử dụng.

Có hai loại kính chống ánh sáng xanh theo công nghệ là Blue Cut và Blue Control.

  • Blue Cut: là công nghệ cắt ánh sáng xanh, chống 100% ánh sáng xanh bước sóng 380-500nm. Đây là công nghệ truyền thống, tròng kính màu vàng đậm.
  • Blue Control: là công nghệ kiểm soát ánh sáng xanh, công nghệ này chống 100% ánh sáng xanh bước sóng 380-410nm, và lọc từ 30-50% ánh sáng xanh bước sóng 410-500nm. Đây là công nghệ mới, cho màu sắc tốt hơn so với Blue Cut.

Mời bạn tham khảo các mẫu sản phẩm kính chống ánh sáng xanh Matti tại đây.

Sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh

Hầu hết các hãng công nghệ hàng đầu thế giới đã tích hợp thêm các tính năng lọc ánh sáng xanh trên thiết bị của họ:

Ứng dụng lọc ánh sáng xanh trên iPhone, iPad và iPod Touch: các sản phẩm của Apple đã tích hợp sẵn tính năng Night Shift giúp giảm chói, chuyển màu màn hình về tông màu ấm khi sử dụng vào ban đêm.

Ứng dụng lọc ánh sáng xanh trên điện thoại Samsung: Hầu hết điện thoại Samsung đã được tích hợp tính năng Blue Light Filter. Các dòng điện thoại chạy hệ điều hành Android cũng có nhiều lựa chọn miễn phí như ứng dụng Twilight.

Phần mềm lọc ánh sáng xanh trên PC, máy tính, hệ điều hành Windows: hãng Microsoft đã tích hợp sẵn tính năng Night Light trên hệ điều hành Windows 10. Đối với Windows 7, Windows 8 các bạn có thể download miễn phí phần mềm f.Lux.

Phòng ánh sáng xanh bằng thói quen tốt

Để giữ gìn đôi mắt sáng khoẻ và giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh, bạn hãy tập những thói quen tốt dưới đây:

  • Nguyên tắc 20-20-20: để mắt thường xuyên được nghỉ ngơi, sau mỗi 20 phút làm việc hãy nhìn về xa 2m trong 20 giây.
  • Chớp mắt thường xuyên: một trong những thói quen xấu khi sử dụng máy tính, điện thoại là chúng ta ít chớp mắt, điều này khiến nước mắt bị bốc hơi và mắt không được cấp dưỡng ẩm, khiến mắt bị khô mỏi.
  • Bổ sung các thực phẩm ngăn ngừa tác hại ánh sáng xanh như broccophane có trong bông cải xanh, lutein và zenxathein trong các loại rau họ cải, omega 3 trong các loại cá béo, beta caroten trong cà rốt và khoai lang… hoặc sử dụng các loại thuốc bổ mắt
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo giúp duy trì độ ẩm, giảm khô mắt
  • Khám mắt định kì, tới gặp bác sĩ khi có bệnh ở mắt, hoặc cảm thấy có sự thay đổi thị lực. Để tự kiểm tra thị lực tại nhà, bạn có thể tham khảo 7 bài kiểm tra thị lực này.

Các vấn đề gây tranh cãi

Nhiều chuyên gia cho rằng chưa có bằng chứng cụ thể [6] nào chứng minh tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình kỹ thuật số có thực sự gây hại cho mắt hay không. Tất cả các nghiên cứu mới chỉ thực hiện thí nghiệm trên động vật nên không thể kết luận tác hại ánh sáng xanh đối với con người. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta cần một đến hai thập kỷ nữa để đánh giá tác động của ánh sáng xanh đối với sức khoẻ người, đồng thời cảnh báo về tác hại nghiêm trọng của ánh sáng xanh cần được quan tâm ngay từ bây giờ.

Tham khảo:

[1] All About Vision – Blue light facts: How blue light affects your eyes;

[2],[3] Havard Health Publishing – Will blue light from electronic devices increase my risk of macular degeneration and blindness? (G.S David Ramsey);

[4], [6] WEBMD – Blue Light Glasses – Helpful or Just Hype? (G.S Greg Rogers – Chuyên gia nhãn khoa cao cấp tại Eyeworks, Decatur, GA, Hoa Kỳ; Ashley Mills, chủ tịch Hội đồng Tầm nhìn Toàn cầu The Vision Council; Samuel Pierce, OD, chủ tịch của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ)

[5] Sleep Foundation Orgnization – How Blue Light Affects Sleep

Một suy nghĩ về “9 sự thật Ánh sáng xanh bạn nên biết để phòng tác hại và bảo vệ mắt

  1. Châu Khanh Tiên đã bình luận:

    Cho m hỏi nếu mổ cận rồi mà phải dùng đt hay máy tính thì có cách nào hạn chế để mắt mổ xong ko bị đau hay cận lại k mng :(( muốn mổ mà mình xài dt và máy tính nhiều

  2. Phan Trúc đã bình luận:

    Công nhận dùng kiếng chống ánh sáng xanh khá tốt, mình bắn lasik vào năm mình 21t và bắt đầu mang kiếng chống ánh sáng xanh vào năm 25t và tới giờ là sắp bước qua 31t nhg mắt vẫn khá tốt, cường độ mình dùng laptop, đt gần như là liên tục, đọc sách đọc truyện, mà còn học tiếng Nhật, chữ kanji rối cả mắt phải điều tiết rất nhiều nhg may là tới giờ mắt vẫn 0 độ, trừ độ loạn là khó xuống trở lại 0 thôi 😂

  3. Trần Hoài An đã bình luận:

    Cái này xác nhận nè , đeo kính chống ánh sáng xanh đeo nhìn màn hình lâu hok bị mõi mắt , nhưng những người làm về Media , thiết kế , chỉnh màu thì nhớ chọn kính chống as xanh Blue Control cái tròng nó ko bị vàng xậm

  4. Chan Nhung đã bình luận:

    Ở iPhone có thể để chế độ ban đêm và chỉnh độ sáng xuống khoảng 70-80% là ổn vì mắt ở tầm bình thường và dễ ngủ. Tất nhiên nếu có điều kiện sắm thêm kính thì dùng ban ngày sẽ thích hơn nữa

  5. Vũ Thị Hải Yến đã bình luận:

    Thực tế thì mình thấy là trước đây khi mình không dùng chế độ màn hình vàng, mắt mình nhức, đau đầu, chảy nước mắt … nhưng sau khi chuyển sang chế độ màn hình vàng (bằng f.lux) thì đỡ đi nhiều, có điều chế độ màn hình vàng làm màu sắc rất xấu.
    Sau mình chuyển sang dùng kính chống as xanh loại blue control thì thấy thực sự tốt hơn nữa vì nó ko bị ảnh hưởng màu sắc mà lại bảo vệ tốt cho mắt

  6. tuan tu đã bình luận:

    Xem màn hình máy tính 4K khoảng 1 giờ mà mắt cay mỏi không chịu nổi . Ánh sáng xanh thì khỏi bàn. Nên dùng kính chống ánh sáng xanh chứ bộ lọc bên Mỹ người ta khuyên không nên dùng vì nó làm rối loạn nhịp sinh học

  7. Minh Mẫn đã bình luận:

    Toàn thông tin tào lao kh có cơ sở. T dùng máy tính mỗi ngày 12 tiếng mà 5 năm rồi mắt có sao đâu?
    Kính chống asx hay lọc thì nó cũng như thuốc , hiệu quả 10% còn 90% là tự tưởng tượng

Trả lời