Đột nhiên mắt nhìn xa bị nhoè, hay còn gọi là mắt bị mờ sương khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và lo lắng. Tình trạng này thường là biểu hiện mắt bị mỏi do phải tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm, cần thăm khám và điều trị kịp thời.
Mắt nhìn xa bị nhoè có nguy hiểm không?
Mắt nhìn xa bị nhoè thường là biểu hiện của tình trạng mắt mỏi do phải làm việc nhiều với máy tính, hoặc mắc tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) mà chưa được điều chỉnh kịp thời, tình trạng này không đáng lo ngại và mắt có thể tự hồi phục khi được nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, mắt nhìn xa bị nhoè đôi khi là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nguy hiểm như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, xuất huyết hoặc bong võng mạc. Khi có triệu chứng, cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, nhằm biết rõ nguyên nhân gây bệnh là gì để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân mắt nhìn xa bị nhoè
Hiểu rõ các nguyên nhân khiến mắt nhìn xa bị nhoè giúp bạn có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Các nguyên thường gặp bao gồm:
Rối loạn điều tiết : Đây là nguyên nhân phổ biến, do mắt phải làm việc thường xuyên với máy tính, điện thoại, học tập trong thời gian dài, trong môi trường thiếu ánh sáng hoặc mắt phải tập trung cao độ như khi lái xe đường dài, bác sĩ phẫu thuật.
Cơ chế hoạt động của mắt giống như một chiếc máy ảnh, mắt tự điều chỉnh đề nhìn rõ các vật ở xa và gần. Vì vậy khi mắt phải làm việc liên tục trong thời gian dài dẫn đến tình trạng quá tải, gây rối loạn, nhìn nhoè khi quan sát cả cả xa và gần.
Hội chứng thị giác màn hình: Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình kỹ thuật số như tv, máy tính, điện thoại trong thời gian dài có thể tác động tới điểm vàng và tiêu diệt các tế bào thị giác, gây hội chứng thị giác màn hình, biểu hiện mắt nhức mỏi, khô, mờ, nhìn xa bị nhoè.
Viêm màng bồ đào: Màng bồ đào là bộ phận quan trọng chứa mạch máu, giúp nuôi dưỡng mắt. Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm ở một trong ba bộ phận là mống mắt, thể mi, màng mạc khiến cho mắt bị nhoè.
Viêm kết mạc: Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là tình trạng mắt bị nhiễm vi khuẩn, virus. Mắt bị viêm sẽ có màu đỏ và nổi các tia máu. Bên cạnh triệu chứng nhìn nhoè, viêm kết mạc còn có biểu hiện ngứa, đau nhức, rát, nhạy cảm với ánh sáng.
Đục thuỷ tinh thể: Thường gặp ở người cao tuổi, do mắt bị lão hoá mờ dần, không đau nhức.
Tật khúc xạ: Khi bị cận thị, loạn thị, bạn sẽ gặp khó khăn khi quan sát hình ảnh ở xa. Các hình ảnh ở xa bị nhoè đi.
Bong võng mạc: thường gặp ở người cận thị nặng, võng mạc bị bong ra có lỗ rách cần can thiệp bằng phẫu thuật sớm nhất có thể.
Đau nửa đầu: Đau nửa đầu thường kèm theo biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng và mắt bị nhoè. Tình trạng nhìn nhoè có thể biến mất kèm với cơn đau đầu.
Đột quỵ: một trong những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ là tình trạng thị lực bị suy giảm đột ngột, không đau đớn. Người bệnh có thể gặp tình trạng nhìn nhoè, song thị (nhìn một thành hai) hoặc đột nhiên mất thị giác.
Các nguyên nhân thường gặp khác: một số bệnh thường có biểu hiện mắt bị nhoè như loét giác mạc, khô mắt, vẩn đục dịch kính, viêm củng mạc, xuất huyết tiền phòng.
Để ngăn ngừa tình trạng nhìn xa bị nhoè, đặc biệt do thường xuyên sử dụng máy tính, bạn cần sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên để bảo vệ mắt và duy trì độ ẩm cho mắt.
Phòng ngừa và điều trị mắt nhìn xa bị nhoè
Để phòng ngừa tình trạng mắt nhìn xa bị nhoè, chúng ta cần thực hành thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho mắt:
- Bổ sung dinh dưỡng cho mắt từ các loại thực phẩm tự nhiên như Brocco Phane trong bông cải xanh, Lutein và Zeaxanthin trong các loại rau họ cải, Beta Caroten trong cà rốt và khoai lang, Omega trong các loại cá béo… hoặc cũng có thể sử dụng thuốc bổ mắt
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế sử dụng bia rượu, cafe và các chất kích thích
- Sử dụng kính chống ánh sáng xanh, lọc ánh sáng xanh khi sử dụng máy tính và điện thoại
- Sử dụng kính râm khi đi đường để ngăn ngừa tia cực tím và khói bụi ô nhiễm
- Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hàng ngày để vệ sinh và rửa sạch bụi bẩn