Nhiều người vẫn tin vào quan niệm thứ gì đã tốt thì không rẻ, cái gì rẻ thì không tốt. Đặc biệt khi chọn mắt kính thì vấn đề an toàn cho đôi mắt phải được đặt lên hàng đầu, nên nghĩ …đắt mới tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng hoá ngày càng chất lượng hơn, ngược lại giá thành càng rẻ đi.
Những khái niệm cần biết
Vật liệu : là những chất liệu dùng để sản xuất tròng kính, như thuỷ tinh, nhựa, pha lê. Chất liệu càng cao cấp thì chiết suất càng cao.
Chiết suất : là khái niệm chỉ số đo khả năng khúc xạ ánh sáng (chỉ số khúc xạ). Chiết suất càng cao, tròng kính càng mỏng.
Chỉ số Abbe : là đơn vị đo lượng quang sai màu của tròng kính. Có giá trị từ 30-59, giá trị càng cao, màu sắc qua lăng kính càng chính xác. Tuy nhiên chỉ số này không quá quan trọng, do các giá trị không có nhiều sự khác biệt.
Lớp phủ (coating) : là một lớp váng phủ trên bề mặt của tròng kính, nhằm bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng.
Vật liệu, Chiết suất và độ mỏng tròng kính
Những loại vật liệu truyền thống được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:
Thuỷ tinh : chiết suất 1.52, là vật liệu được sử dụng đầu tiên, do tính chất dễ vỡ nên rất nguy hiểm cho mắt.
CR39 : chiết suất 1.50, là tên viết tắt của Colombia Resin 39, một loại công nghệ nhựa có tính năng nhẹ, bền, chỉ số Abbe 58 (rất cao). Tuy nhiên loại này dễ bị ngả vàng.
Polycarbonate : chiết suất 1.59, so với CR39 thì loại này bền và nhẹ hơn, đặc biết rất cứng nên dùng làm kính bảo hộ, tốt cho trẻ em.
Trivex : chiết suất 1.53, tính năng bền và an toàn tương tự như Polycarbonate nhưng chỉ số Abbe nhỉnh hơn một chút.
HIP : chiết suất 1.60 – 1.74, là tên viết tắt của High Index Plastic (nhựa chỉ số cao), đây là loại tròng mỏng và nhẹ nhất hiện nay.
Những loại vật liệu mới, được cho là sở hữu tính năng vượt trội hơn so với những vật liệu truyền thống:
NK55: chiết suất 1.55, so với CR39 thì vật liệu này cứng hơn, mỏng hơn, không bị ngả vàng.
Korean Monomer: chiết suất 1.60, sản phẩm công nghệ Hàn Quốc, tương tự như Polycarbonate nhưng có chiết suất nhỉnh hơn một chút.
MR: là sản phẩm công nghệ Nhật Bản, gồm có MR8 (chiết suất 1.61), MR10 (chiết suất 1.67), MR174 (chiết suất 1.74), so với các sản phẩm cùng chiết suất thì MR được cho là cứng hơn và hấp thụ ánh sáng tốt hơn
Chọn chiết suất nào phù hợp với độ cận?
Thực tế cho thấy không phải cứ chiết suất cao là tốt (Chiết suất cao cơ bản chỉ giúp tròng kính mỏng hơn mà thôi), mà tròng kính nên phù hợp với độ cận nữa. Như vậy bạn vừa tiết kiệm tiền (thay vì phải mua chiết suất cao), lại vừa an tâm đảm bảo an toàn cho mắt của mình. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn:
Cận trên 7.0 độ: nên sử dụng chiết suất 1.74.
Cận 3.5 – 7.0 độ: nên dùng chiết suất 1.67 – 1.74.
Cận 2.75 – 3.5: nên dùng chiết suất 1.60 – 1.67.
Cận nhẹ 0.25 – 2.5: nên dùng chiết suất 1.56 – 1.60.
Các loại lớp phủ Coating
Sau khi chọn chiết suất phù hợp, có thể bạn muốn có thêm tính năng hỗ trợ nào đó cho tròng kính của mình?
Tuỳ vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể tham khảo một vài loại coating dưới đây:
Blue Cut: lớp phủ giúp chống 100% ánh sáng xanh.
Blue Control: lớp phủ giúp lọc 100% ánh sáng xanh có hại và một phần ánh sáng xanh vô hại.
HVP (HiVision Protect): chống phản quang, chống chói, bám nước, dầu mỡ, vân tay, tĩnh điện.
HMC (Hard Multi Coat): màng cứng đa lớp, chống phản quang, chống chói.
EMI (Electricity ITO): chống tĩnh điện, giảm bám bụi.
UV400, 420: là lớp chống tia UV – tia cực tím.
HV (HiVision): Chống phản quang, chống chói.
WR (Water Resistance): hạn chế bám nước.
Hydrophobic: chống bám nước, tốt hơn lớp phủ WR.