Người ta thường nhắc tới ánh sáng xanh là thủ phạm gây nhiều chứng bệnh ở mắt và làm suy giảm thị lực. Thực tế ánh sáng xanh không hoàn toàn chỉ có hại, thậm chí ánh sáng xanh còn đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích trong đời sống tự nhiên.
Các loại ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh không chỉ có một loại “từ màn hình” như chúng ta vẫn thường nghe tới mỗi khi ai đó nói về chứng bệnh mỏi mắt do sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại.
Về cơ bản, ánh sáng xanh là những ánh sáng có lẫn trong tia mặt trời (gồm tia màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam, tím), trong đó tia màu xanh lam gọi là ánh sáng xanh.
Ánh sáng xanh có mức sóng từ 380-500nm, có mức năng lượng cao chỉ sau tia cực tím (UV), mặt thường nhìn thấy được (bầu trời màu xanh) nên chúng còn có tên gọi khác là ánh sáng năng lượng cao nhìn thấy được (HEV – High Energy Visible Light).
Cùng với sự ra đời của khoa học công nghệ, ánh sáng xanh được chia làm hai loại dựa theo nguồn phát là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
Ánh sáng xanh tự nhiên
Ánh sáng xanh tự nhiên có nguồn gốc phát ra từ mặt trời. Chúng đóng vai trò chiếu sáng và nuôi dưỡng sự sống hàng triệu năm qua, con người đã và đang sống tốt với ánh sáng xanh tự nhiên.
Ánh sáng xanh nhân tạo
Ánh sáng xanh nhân tạo có nguồn phát ra từ màn hình kỹ thuật số như tv, máy tính, điện thoại. Đặc tính của ánh sáng xanh nhân tạo và tự nhiên là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên chúng được cho là nguyên nhân gây hại cho mắt và thần kinh.
Lợi ích của ánh sáng xanh tự nhiên
Rất rõ ràng ánh sáng xanh tự nhiên là một phần của mặt trời, chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chiếu sáng và nuôi dưỡng không chỉ con người mà còn vạn vật trong tự nhiên.
Lợi ích duy trì nhịp sinh học
Ánh sáng xanh tự nhiên giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất, kích thích não bộ tỉnh táo để làm việc, đặc biệt chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh hoạt (chu kỳ giấc ngủ tự nhiên) của chúng ta.
Vào buổi sáng, ánh sáng xanh như chiếc đồng hồ báo thức, sẽ gửi tín hiệu thông qua mắt tới não bộ để đánh thức cơ thể tỉnh táo làm việc. Vào buổi tối ánh sáng xanh giúp giải phóng hormone gây buồn ngủ melatonin, giúp chúng ta ngủ ngon.
Ánh sáng xanh giúp điều trị bệnh da liễu và làm đẹp thẩm mỹ
Với đặc tính tự nhiên, ánh sáng xanh được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn nhịp sinh học, chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.
Ánh sáng xanh cũng được ứng dụng trong phương pháp “trị liệu ánh sáng” dùng chữa các bệnh da liễu, rất phổ biến trong ngành thẩm mỹ viện, làm đẹp da.
Tác hại của ánh sáng xanh nhân tạo
Như đã biết, ánh sáng xanh có mức năng lượng cao chỉ sau tia UV. Hơn nữa mắt người không có chức năng lọc ánh sáng xanh, vì vậy toàn bộ ánh sáng xanh đều đi qua giác mạc, thuỷ tinh thể và tác động trực tiếp đến võng mạc người.
Khi chúng ta sử dụng máy tính, điện thoại thường phải nhìn ở cự ly rất gần, điều này khiến năng lượng mạnh gây phá vỡ các tế bào thị giác, dẫn đến các chứng bệnh ở mắt.
Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số
Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số hay còn gọi là chứng thị giác màn hình. Đây là bệnh phổ biến nhất do ánh sáng xanh gây ra. Giới y khoa còn gọi là “hội chứng văn phòng” vì hầu hết giới văn phòng đều mắc bệnh này, biểu hiện bao gồm:
- Nhức mỏi mắt
- Khô mắt, chảy nước mắt sống
- Nhìn mờ, đặc biệt nhìn mờ sau khi làm việc hoặc buổi chiều tối
- Nhạy cảm ánh sáng (sợ nhìn vào ánh sáng chói)
Hội chứng này có thể gây biến chứng bao gồm:
- Đau đầu, đau nửa đầu
- Đau nhức mỏi cổ, vai, gáy
Bệnh thoái hoá điểm vàng
Ánh sáng xanh gây chết tế bào thị giác, đặc biệt tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE. (RPE là tế bào cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thị giác, hấp thụ ánh sáng dư thừa, đào thải chất độc ở võng mạc, RPE suy yếu là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá điểm vàng)
Chứng mất ngủ và trầm cảm
Sử dụng điện thoại, máy tính vào ban đêm khiến ánh sáng xanh gây ức chế melatonin, là hormone được cơ thể sản sinh gây cảm giác buồn ngủ. Nếu bạn sử dụng điện thoại đến 12h đêm mà vẫn không thể chợp mắt thì rất có thể ánh sáng xanh đang thông báo tín hiệu “ban ngày” tới não bộ.
Chứng mất ngủ lâu dài làm bạn mệt mỏi, rối loạn nhịp sinh học làm mất ngủ trầm trọng hơn, dẫn đến trầm cảm.
Cần làm gì để phòng tác hại của ánh sáng xanh nhân tạo
Phòng ngừa tác hại của ánh sáng xanh cần tuân theo ba nguyên tắc chính bao gồm hạn chế ánh sáng xanh, chống lại sự tác động của ánh sáng xanh và tập thói quen tốt cho mắt:
Hạn chế ánh sáng xanh
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ em không nên sử dụng thiết bị kỹ thuật số và người lớn không nên sử dụng quá từ hai đến ba giờ mỗi ngày để ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh.
Vì vậy, hãy hạn chế tối đa thời gian sử dụng máy tính và điện thoại, thay vào đó hãy dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời.
Chống lại sự tác động của ánh sáng xanh
Tất nhiên thật là khó để hạn chế việc sử dụng máy tính và điện thoại trong thời đại kỹ thuật số như ngày nay. Vì vậy để bảo đảm an toàn cho mắt, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng có tính năng lọc ánh sáng xanh. Ngoài ra cách tốt nhất là sử dụng thêm kính chống ánh sáng xanh.
Tập thói quen tốt cho mắt
Các thói quen tốt cho mắt để nâng cao sức khoẻ mắt, giảm thiểu tác hại đến mắt bao gồm:
- Chớp mắt thường xuyên: khi sử dụng máy tính chúng ta có thói quen tập trung ít chớp mắt, khiến mắt bị khô, thiếu độ ẩm.
- Quy tắc 20-20-20: để mắt được nghỉ ngơi, sau mỗi 20 phút làm việc, hãy nhìn xa 2m trong khoảng 20 giây
- Ngồi tư thế thẳng thắn, không xiên vẹo
- Giữ khoảng cách với màn hình máy tính ít nhất một sải tay.