Cho trẻ em sử dụng điện thoại nhiều có hại không?

tác hại từ việc cho trẻ em sử dụng điện thoại quá nhiều

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì con em mình đang ngày càng lạm dụng các thiết bị số như máy tính, điện thoại và máy tính bảng. Trẻ ham mê chơi game thay vì học bài, trẻ thức đêm chơi điện thoại mà không có cách nào kiểm soát. Trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khoẻ một cách toàn diện, đặc biệt là sức khoẻ mắt và thị lực của trẻ.

Thời gian màn hình “screen time” là gì?

Thời gian màn hình (screen time) là một từ mới mà giới nhãn khoa dùng để chỉ thời gian một người nhìn vào màn hình kỹ thuật số như máy tính và điện thoại trong một ngày.

báo cáo thời gian trung bình trẻ em ở Mỹ sử dụng điện thoại
(hình ảnh: báo cáo thời gian trung bình trẻ em sử dụng điện thoại tăng gấp 10 lần từ 2011 – 2017)

Theo thống kê của Hội đồng Thị lực Hoa Kỳ (The Vision Council), 72% các bậc cha mẹ ở Hoa Kỳ cho biết con em họ dành nhiều hơn hai giờ mỗi ngày (thời gian tối đa cho phép) để nhìn vào màn hình điện tử. Hầu hết các bậc phụ huynh cho rằng các con của họ sử dụng điện thoại nhiều hơn họ nghĩ.

Trẻ em càng lớn có xu hướng sử dụng điện thoại càng nhiều hơn. Ngày nay thậm chí các bé từ một đến hai tuổi đã bắt đầu chơi điện thoại, máy tính bảng.

Theo báo cáo của The Common Sense Media, thống kê trung bình theo độ tuổi, thời gian trẻ em ở Mỹ sử dụng các thiết bị điện tử là:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: trung bình 42 phút mỗi ngày
  • Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: trung bình 2.5 giờ mỗi ngày
  • Trẻ từ 5 đến 8 tuổi: trung bình 3 giờ mỗi ngày

Mặc dù chưa có thống kê cụ thể nào về thời gian sử dụng điện thoại trên trẻ em Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trẻ em Việt Nam đang sử dụng điện thoại rất sớm và rất nhiều.

Tại sao nhìn vào màn hình nhiều có nguy cơ gây hại cho trẻ?

Theo Hội đồng Thị lực Hoa Kỳ, ít nhất 30% cha mẹ có con cái gặp phải các vấn đề về mắt và thị lực do nhìn vào màn hình nhiều hơn hai giờ mỗi ngày, các vấn đề bao gồm:

Bất kỳ triệu chứng nào kể trên cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và tương tác xã hội của trẻ.

Các tổ chức thị lực đã cảnh báo sự gia tăng tỷ lệ mắc tật cận thị ở trẻ trên toàn cầu, có liên quan tới việc cho trẻ sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử.

Thống kê cho thấy tại các quốc gia Châu Á, điển hình như Singapore có khoảng 65% trẻ lớp 6 mắc tật cận thị. Trong khi tại Mỹ và Châu Âu trước đây chỉ có khoảng 25% trẻ mắc tật cận thị thì đến nay tỷ lệ này đã tăng lên hơn 50%.

Tại sao ánh sáng xanh gây hại cho trẻ?

Ánh sáng từ màn hình thiết bị số bao gồm những ánh sáng có màu sắc khác nhau, như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam, tím. Trong đó ánh sáng màu xanh lam gọi là ánh sáng xanh có khả năng gây hại cho mắt.

Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn và có năng lượng mạnh chỉ sau tia cực tím (UV). Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh tác động tới các bộ phận của mắt, gây hại điểm vàng và tiêu diệt các tế bào thị giác.

Ánh sáng xanh cũng giúp cơ thể duy trì nhịp sinh học (chu kỳ giấc ngủ tự nhiên), vào buổi sáng ánh sáng xanh giúp chúng ta thức dậy và tỉnh táo, vào buổi tối ánh sáng xanh nhạt dần giúp cơ thể sản xuất melatonin – một hormone tạo cảm giác buồn ngủ giúp chúng ta ngủ ngon.

Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại vào buổi tối là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, suy giảm chất lượng giấc ngủ, lâu dần tiến triển thành rối loạn nhịp chu kỳ giấc ngủ tự nhiên.

Những nguy cơ do trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình kỹ thuật số

Nguy cơ gây hại khi trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử xuất phát từ tác hại của ánh sáng xanh.

Ánh sáng xanh có mức năng lượng cao chỉ sau tia cực tím, trong khi mắt người không có khả năng lọc ánh sáng xanh.

Ở khoảng cách rất gần khi nhìn vào màn hình điện thoại, năng lượng của ánh sáng xanh tác động tới tất cả các bộ phận của mắt, đặc biệt chúng tác động tới điểm vàng và tiêu diệt các tế bào thị giác.

Hơn nữa, trẻ thường sử dụng điện thoại liên tục trong thời gian dài, khiến ánh sáng xanh tác động mạnh và liên tục tới mắt.

Các chuyên gia nhãn khoa cảnh báo ánh sáng xanh có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn, khó phát hiện, ở mức ngắn hạn và dài hạn.

Nguy cơ ngắn hạn

Nguy cơ ngắn hạn là những vấn đề gặp phải ngay sau khi trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ thường có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon sau khi chơi điện thoại vào buổi tối trước khi ngủ.

Mất ngủ hoặc ngủ không ngon làm trẻ mệt mỏi và uể oải vào ngày hôm sau, ảnh hưởng tới khả năng học tập và tương tác xã hội của trẻ ở gia đình và nhà trường.

Các bác sĩ nhi ở Hoa Kỳ cho biết ngày càng có nhiều trẻ em gặp phải tình trạng mất ngủ do sử dụng điện thoại. Tình trạng này còn ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần, thống kê tại Los Angeles cho thấy có khoảng 10% học sinh mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có mối liên hệ tới việc sử dụng điện thoại quá nhiều.

Nguy cơ dài hạn

Hiện nay chưa có đánh giá nào về nguy cơ dài hạn do chịu tác động của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử. Bởi vì đây là một vấn đề mới xuất hiện trong thời đại công nghệ số, chúng ta chưa bao giờ trải qua thời đại nào có những thiết bị điện tử giống như ngày nay.

Trẻ em trước đây thường vui chơi ngoài trời và đọc sách báo giấy, trong khi trẻ em ngày nay ở trong nhà chơi game và giải trí trên màn hình điện thoại.

Các nhà khoa học cho rằng cần mất ít nhất một thập kỷ để đánh giá tác động lâu dài từ ánh sáng xanh, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ta nên hạn chế ánh sáng xanh ngay từ bây giờ.

Các chuyên gia nhãn khoa của Nhật và Thuỵ Sĩ nghiên cứu tác động của ánh sáng xanh lên võng mạc của bệnh nhân sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể trong hai năm.

Trong nghiên cứu này, các bác sĩ cho 79 người sử dụng thấu kính nội nhãn rõ ràng (IOL) không có khả năng chống ánh sáng xanh, và 52 người sử dụng thấu kính nội nhãn màu vàng (Yellow IOL) có khả năng chống ánh sáng xanh.

Sau hai năm, kết quả cho thấy những người đeo kính chống ánh sáng xanh không gặp phải vấn đề về điểm vàng, trong khi một nửa người không đeo kính chống ánh sáng xanh gặp phải vấn đề gia tăng thoái hoá điểm vàng (AMD).

Nguyên nhân được cho là ánh sáng xanh tác động tới điểm vàng và tiêu diệt các tế bào thị giác, ở mắt người già tình trạng lão hoá khiến mắt bị tác động nghiêm trọng hơn.

Điều này tương tự với trẻ em, đôi mắt của trẻ vẫn đang phát triển và trong thời gian hoàn thiện đến năm 18 tuổi, có khả năng chống đỡ yếu hơn trước tác động của ánh sáng xanh.

Làm gì để giúp trẻ giảm thời gian sử dụng điện thoại?

Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ trẻ trước nguy cơ gây hại do sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều?

Trẻ chưa có thói quen tự giác và phần lớn sẽ không thể tự ý thức bảo vệ bản thân bằng cách hạn chế dùng điện thoại, vì vậy cha mẹ nên từng bước giúp trẻ hạn chế thời gian sử dụng điện thoại và tìm giải pháp ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh.

Kính chống ánh sáng xanh và kím râm giúp ngăn ngừa ánh sáng xanh

Lựa chọn tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại kính có khả năng chống hoặc lọc ánh sáng xanh có hại. Các loại kính chống chói, kính đổi màu cũng có khả năng tán xạ ánh sáng xanh, có thể giúp bảo vệ mắt của trẻ khi sử dụng thiết bị số.

Ngoài ra, kính râm cũng là lựa chọn giúp bảo vệ mắt trước tác hại ánh sáng xanh khi cho trẻ hoạt động và vui chơi ngoài trời.

Sử dụng lọc ánh sáng xanh

Hầu hết các hãng công nghệ đều đã tích hợp phần mềm và tính năng chế độ ban đêm trên thiết bị máy tính và điện thoại di động.

Tính năng này giúp chuyển màu sắc hiển thị màn hình về tông màu ấm hơn ở cuối quang phổ, giúp lọc ánh sáng xanh. Hãy kích hoạt tính năng nếu có trên thiết bị số khi cho trẻ sử dụng vào buổi tối. Một vài phần mềm lọc ánh sáng xanh thường dùng bao gồm:

Đặt giới hạn thời gian sử dụng điện thoại

Hãy nghiêm khắc với trẻ. Cha mẹ nên đặt ra quy tắc về thời gian sử dụng máy tính và điện thoại. Để đảm bảo giấc ngủ, không nên cho trẻ sử dụng điện thoại hai giờ trước khi đi ngủ.

Cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho con cái, đưa con ra ngoài hoạt động thể thao hoặc cùng chơi một trò chơi trong gia đình sẽ giúp trẻ rèn luyện thể chất và giảm phụ thuộc vào điện thoại.

Bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm chứa dưỡng chất giảm tác hại ánh sáng xanh, tốt cho mắt. Các loại rau củ chứa nhiều broccophane như bông cải xanh, latein và zenxathein từ rau họ cải, tiền vitamin A trong củ cà rốt và khoai lang, Omega trong các loại cá béo…

Ngoài ra, thường xuyên cho trẻ đi khám mắt định kỳ tại bác sĩ chuyên khoa mắt. Cha mẹ có thể tham khảo và hướng dẫn trẻ cách tự kiểm tra thị lực tại nhà để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt.

Trả lời