Ánh sáng xanh gây rối loạn nhịp sinh học

ánh sáng xanh gây rối loạn nhịp sinh học

Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình kỹ thuật số không chỉ gây ra các vấn đề ở mắt và thị lực. Ánh sáng xanh còn gây rối loạn nhịp sinh học, là nguyên nhân gây mất ngủ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Mối liên hệ giữa ánh sáng xanh và nhịp sinh học

Ánh sáng xanh tự nhiên bắt nguồn từ mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất, và duy trì nhịp sinh học (chu kỳ giấc ngủ tự nhiên) của con người.

Vào ban ngày, ánh sáng xanh từ ánh sáng mặt trời truyền tín hiệu qua mắt tới não bộ, khiến não bộ nhận thức “đang là ban ngày” và cơ thể được kích hoạt để lao động và làm việc.

Đến buổi chiều tối, ánh sáng xanh dần biến mất, cơ thể giải phóng hoạt chất melatonin – một hormone tạo cảm giác buồn ngủ. Não bộ nhận thức “đang là ban đêm” và chúng ta có thể đi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau.

Như vậy ánh sáng xanh giúp chúng ta duy trì nhịp sinh học ổn định, não bộ nhận thức ngày và đêm, chúng ta đi ngủ và thức dậy thuận theo tự nhiên.

Vì sao ánh sáng xanh gây rối loạn nhịp sinh học

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ánh sáng xanh nhân tạo sinh ra từ màn hình kỹ thuật số như máy tính, điện thoại là nguyên nhân gây rối loạn nhịp sinh học.

Thói quen sử dụng thiết bị số vào buổi tối, trước khi đi ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ do rối loạn nhịp sinh học.

Vào buổi tối khi ánh sáng xanh tự nhiên từ mặt trời biến mất, não bộ nhận thức rằng thời điểm đang là ban đêm. Khi chúng ta sử dụng điện thoại, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại tiếp tục gửi tín hiệu tới não bộ, khiến não bộ lầm tưởng vẫn đang là ban ngày và thúc đẩy cơ thể phải tỉnh táo để làm việc.

Ánh sáng xanh đồng thời ức chế quá trình sản xuất melatonin khiến chúng ta không có cảm giác buồn ngủ.

Tình trạng mất ngủ kéo dài, não bộ dần bị rối loạn nhận biết giữa ngày và đêm, dẫn đến rối loạn nhịp sinh học.

Hệ quả của rối loạn nhịp sinh học do ánh sáng xanh

Hậu quả thường gặp nhất là sự rối loạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Ánh sáng xanh làm chúng ta mất ngủ, khó ngủ, hoặc ngủ không ngon. Bù lại chúng ta phải dậy muộn hơn, không ngủ dẫn đến thiếu ngủ, hoặc ngủ bù vào ban ngày.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và tinh thần, người bị bệnh dễ cáu gắt, buồn bực và stress, dẫn đến trầm cảm, kéo theo là hàng loạt các hệ luỵ trong công việc, mối quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội.

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia đại học Strasbourg, Pháp do giáo sư Anayanci Masis-Vargas làm trưởng nhóm cho biết, ánh sáng xanh ban đêm còn làm gia tăng lượng đường huyết, gây bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu của Viện Sức khoẻ Toàn cầu (ISGlobal) tại Barcelona thực hiện trên 4.000 người, cho thấy ánh sáng xanh có thể gây ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Để hạn chế tác hại của ánh sáng xanh, cách tốt nhất là ngưng sử dụng tất cả các thiết bị số trước khi đi ngủ. Nếu bắt buộc phải sử dụng máy tính hoặc điện thoại vào ban đêm, hãy sắm thêm cho mình một chiếc kính chống ánh sáng xanh.

Trả lời