Tình trạng trẻ em mắc các vấn đề ở mắt và thị lực đang ngày một gia tăng trong thời đại công nghệ thông tin. Nguyên nhân phần lớn do các em tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số từ sớm, trong khi cha mẹ không có đủ thông tin để hướng dẫn các em cách phòng ngừa và bảo vệ mắt.
Các bệnh về mắt do trẻ sử dụng điện thoại
Theo khuyến cáo của WHO, cần hạn chế cho trẻ em sử dụng điện thoại để ngằn ngừa các bệnh về mắt như sau:
- Trẻ từ 0-2 tuổi: không được tiép xúc với màn hình điện thoại dưới mọi hình thức.
- Trẻ từ 3-5 tuổi: không được sử dụng quá 1 tiếng/ngày.
- Trẻ từ 6-18 tuổi: không được sử dụng quá 2 tiếng/ngày.
Sử dụng điện thoại nhiều hơn thời gian khuyến cáo, có thể khiến trẻ mắc phải một trong các bệnh về mắt dưới đây:
Tật cận thị
Tật cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất mà trẻ thường mắc phải trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.
Ở lứa tuổi nhỏ, các cơ quan thị giác của trẻ chưa phát triển toàn diện, để mắt tiếp xúc với màn hình kỹ thuật số đòi hỏi sự tập trung cao độ khiến mắt phải làm việc quá tải hơn bình thường, sinh ra tật cận thị.
Ngoài ra, trẻ em thường có xu hướng nhìn gần màn hình hơn, khiến tật cận thị phát triển nhanh hơn và nặng hơn.
Phơi nhiễm ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh là ánh sáng nhân tạo phát ra từ màn hình kỹ thuật số, đây là ánh sáng có mức năng lượng cao chỉ sau tia cực tím (UV).
Mắt trẻ chưa phát triển hoàn thiện, hơn nữa mắt không có chức năng lọc ánh sáng xanh. Ở khoảng cách gần khi nhìn vào màn hình kỹ thuật số, ánh sáng xanh có thể tác động và phá vỡ các tế bào thị giác, gây hội chứng thị giác màn hình có biểu hiện bao gồm:
- Nhức mỏi mắt
- Khô mắt, chảy nước mắt
- Nhìn mờ, nheo mắt khi quan sát
- Mất ngủ, cáu gắt do rối loạn nhịp sinh học
Lác mắt
Nếu trẻ có biểu hiện nheo mắt, không nhìn thẳng vào trực diện màn hình thì rất có thẻ trẻ bị lác mắt, phụ huynh cần đưa con tới khám bác sĩ chuyên khoa. Lác mắt là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến biến chứng đục thuỷ tinh thể hay tổn thương giác mạc. Hơn nữa lác mắt không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế tối đa sử dụng điện thoại để bảo vệ mắt.
Khô mắt
Khi sử dụng điện thoại, mắt phải điều tiết nhiều hơn. Hơn nữa hầu hết trẻ em đều có thói quen ít chớp mắt khi tập trung quan sát màn hình điện thoại. Thói quen xấu này khiến mắt không tiết đủ nước mắt để làm ẩm, đồng thời khiến nước mắt bị bốc hơi nhanh, gây ra chứng khô mắt.
Khô mắt lâu ngày có thể gây cộm rát, đau, suy giảm thị lực hoặc các bệnh viêm nhiễm khác nếu không được phát hiện kịp thời.
Mỏi mắt
Mắt cũng giống như cơ bắp, trẻ xem điện thoại quá nhiều khiến mắt phải liên tục làm việc và bị quá tải, khiến mắt nhức mỏi.
Trong trường hợp này cần cho trẻ nghỉ ngơi, ngưng sử dụng điện thoại để mắt được thư giãn và phục hồi.
Tập thói quen tốt giúp trẻ giảm thiểu các bệnh về mắt
Trẻ dễ mắc các bệnh về mắt phần lớn do các thói quen không tốt khi sử dụng điện thoại. Dưới đây là những thói quen tốt mà cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con cái:
- Không nhìn gần: kể cả khi sử dụng điện thoại hay khi học bài, trẻ cần giữ khoảng cách với màn hình để tránh tật cận thị.
- Chớp mắt thường xuyên: để mắt tiết nước mắt giúp duy trì độ ẩm
- Quy tắc 20-20-20: sau mỗi 20 phút chơi điện thoại, hãy nói trẻ dành ra khoảng 20 giây để nhìn ngó những vật cách trẻ 2m.
- Dẫn trẻ đi khám mắt định kỳ, hoặc có thể cho trẻ làm thử bài kiểm tra thị lực tại nhà.
- Bổ sung thực phẩm có chất ngăn ngừa tác hại ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt, thường có trong bông cải, cá, cà rốt…
Những tác hại khác khi cho trẻ sử dụng điện thoại
Ngoài những tác hại gây ra cho mắt, cho trẻ sử dụng điện thoại thường xuyên cũng khiến trẻ mắc phải các vấn đề như:
- Chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc, viết, nghe, nói, và các khả năng tương tác xã hội
- Não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng hấp thụ sóng điện từ cao hơn người lớn. Các bức xạ điện từ làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn và bệnh bạch cầu.
- Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại gây ức chế melatonin, làm rối loạn nhịp sinh học khiến trẻ mất ngủ.
- Rối loạn nhịp sinh học làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, giảm giao tiếp với bạn bè và gia đình.
- Điện thoại thường có trọng lượng vượt quá tiêu chuẩn so với bàn tay của trẻ, điều này gây ra các bệnh về xương khớp tay. Ngồi sai tư thế cũng khiến trẻ dễ bị gù lưng, mỏi cổ.
Cho trẻ sử dụng kính chống ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh là nguyên nhân chính gây hại cho mắt của trẻ, gây hội chứng thị giác màn hình khiến mắt trẻ bị nhức mỏi và mờ. Ánh sáng xanh gây ức chế melatonin cũng là nguyên nhân gây mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học. Vì vậy nên cho trẻ sử dụng kính chống ánh sáng xanh khi sử dụng điện thoại.